Developing human resources in Logistics - Last post: Breakthrough step in training

In order for the labor force to provide the labor market with both professional knowledge and practical experience, the enhancement of cooperation between the Association of Logistics Service Enterprises, enterprises and international organizations with training schools This is an urgent requirement being made efforts by the training facilities.

To be able to supply Logistics human resources of high quality, to meet the requirements of businesses, many training institutions in localities in the southern key economic region such as Ho Chi Minh City, Ba Ria - Vung Tau ... has renewed the training program of Logistics and supply chain management towards equipping students with professional skills from basic to advanced in Logistics and chain management. supply; at the same time, strengthen connection and cooperation with enterprises to make appropriate adjustments in the training content; create conditions for students - employers to meet, exchange, and facilitate the recruitment of businesses.

Trang bị nhiều kỹ năng

Để nhân lực cung ứng cho thị trường lao động có đủ cả kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế, việc tăng cường hợp tác giữa Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics, doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế với các trường đào tạo là yêu cầu cấp thiết đang được các cơ sở đào tạo nỗ lực thực hiện.

Chú thích ảnh
Khu trung tâm Logistics ICD Tân Cảng Sóng Thần (Bình Dương). Ảnh: Hải Âu/TTXVN

Phó Giáo sư Hà Thị Ngọc Oanh, Trường Đại học Hoa Sen cho rằng: Thương mại càng phát triển thì Logistics cũng phát triển theo, vì ngày nay người kinh doanh dịch vụ Logistics có thể cung cấp dịch vụ trọn gói từ kho gửi hàng đến kho nhận hàng qua một hệ thống đồng bộ từ cung ứng nguyên vật liệu, phục vụ sản xuất kinh doanh tới lưu kho - lưu bãi cho tới vận tải - giao nhận hàng hóa nội địa và xuất nhập khẩu. Chính vì vậy trong quá trình đào tạo chuyên ngành dịch vụ Logistics và chuỗi cung ứng, sinh viên cần được trang bị những kiến thức, kỹ năng liên quan đến các nội dung này.

Theo Thạc sĩ  Đỗ Thanh Phong, giảng viên ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu: Ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng được trường đào tạo từ năm 2012, trong chương trình đào tạo của trường đối với ngành này có các môn như: Quản trị Logistics, quản trị chuỗi cung ứng; quản lý kho hàng; vận tải đa phương thức; vận tải đường biển, vận tải đường bộ; quản lý xuất nhập khẩu; giao nhận hàng hóa và quản lý cảng biển. Trường cũng chú trọng trang bị cho sinh viên  tiếng Anh chuyên ngành Logistics và quản trị chuỗi cung ứng, tiếng Anh giao tiếp, tin học… Các kiến thức, kỹ năng được trang bị sẽ giúp  sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận tốt các công việc liên quan đến dịch vụ Logistics như: Quản lý khai thác tại cảng; tổ chức quản lý và khai thác kho hàng; lên kế hoạch và tổ chức hoạt động logistics; thiết kế tổ chức vận tải và quản lý đội phương tiện...

Từ thực tế đổi mới trong chương trình đào tạo tại cơ sở giáo dục theo hướng đáp ứng yêu cầu nhà tuyển dụng, Thạc sĩ Nguyễn Thị Trúc Phương, Trưởng khoa Quản trị - Kinh doanh (Trường Cao đẳng Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh) nêu dẫn chứng về một chuyên đề cụ thể mà sinh viên ngành Logistics của trường đã được trang bị. Đó là, trong khuôn khổ chương trình “Australia cùng Việt Nam phát triển nguồn nhân lực”- chương trình do Chính phủ Australia hỗ trợ Việt Nam đào tạo, tiếp cận và sử dụng nguồn nhân lực có trình độ cao và kỹ năng đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, các sinh viên chuyên ngành Logistics của trường đã được hướng dẫn chuyên đề “Chọn và xử lý đơn hàng” theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề APEC trong lĩnh vực Logistics.

Trong quá trình học, sinh viên được hướng dẫn cụ thể về quy trình chọn và xử lý đơn hàng trong kho mô phỏng, cách sử dụng một số thiết bị chuyên dụng tại các kho hàng hiện nay. Bên cạnh đó, sinh viên còn được trực tiếp sử dụng các trang thiết bị trong kho hàng như pallet jack (một cấu trúc vận tải phẳng hỗ trợ hàng hóa một cách ổn định trong khi được nâng lên bởi một xe nâng), hand trolley (xe đẩy tay, xe dọn bàn), label maker (máy in tem nhãn)… và thực hiện quy trình chọn và xử lý đơn hàng. Việc thực hiện các chuyên đề tập trung hướng dẫn kỹ năng cụ thể đã giúp sinh viên không chỉ lĩnh hội được kiến thức chuyên môn, mà còn được rèn luyện từng kỹ năng liên quan đến công việc.

Tăng cường kết nối doanh nghiệp

Một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm nên hiệu quả của công tác đào tạo nghề là doanh nghiệp và nhà trường phải “gặp nhau” trong đào tạo, có những chia sẻ, kết nối nhằm tìm ra tiếng nói chung để sản phẩm đào tạo của các cơ sở giáo dục đáp ứng cao nhất yêu cầu của nhà tuyển dụng.

Đề cập đến việc kết nối, phối hợp với doanh nghiệp trong quá trình đào tạo, đặc biệt là đào tạo nhân lực ngành Logistics và dịch vụ cung ứng, Giáo sư Nguyễn Lộc, Hiệu trưởng Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết: Hiện nay, trường có quan hệ hợp tác với hơn 200 doanh nghiệp trong và ngoài nước, trong đó có hơn 40 doanh nghiệp thường xuyên có sự phối hợp trong việc xây dựng chương trình đào tạo, nhờ đó chương trình đào tạo của trường luôn được bổ sung, cập nhật kịp thời.

Việc hợp tác với doanh nghiệp cũng tạo điều kiện cho sinh viên đi thực tế, thực tập, hỗ trợ sinh viên nghiên cứu khoa học và tìm việc làm sau khi tốt nghiệp. Từ năm 2012, Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu bắt đầu đào tạo chuyên ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Đến thời điểm tháng 7/2019 hơn 250 sinh viên ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng của Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu đã ra trường, 100% sinh viên của ngành này đã có việc làm ổn định với mức lương khoảng từ 7 triệu đồng đến 20 triệu đồng/tháng.

 Nhấn mạnh sự cần thiết của việc kết nối với doanh nghiệp sẽ giúp sinh viên thuận lợi hơn trong việc thực hành các kỹ năng cần thiết, Thạc sĩ Nguyễn Thị Trúc Phương, Trưởng khoa Quản trị - Kinh doanh, Trường Cao đẳng Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Đối với chuyên ngành Logistics, ở bậc cao đẳng, việc sinh viên được làm quen, thực hành việc sử dụng các thiết bị hiện đại liên quan đến chuyên ngành là rất cần thiết.

Do đó, đi tham quan, thực hành tại doanh nghiệp và doanh nghiệp trực tiếp tham gia đánh giá các kỹ năng thực hành của sinh viên là giải pháp cần tiếp tục được đẩy mạnh thực hiện để không còn khoảng cách giữa đào tạo và sử dụng lao động. Sinh viên ngành Logistics của trường thường xuyên được đi thực tế, tìm hiểu về các quy trình, thiết bị liên quan đến lĩnh vực mình đang học. Cụ thể khi đến một doanh nghiệp liên quan đến kinh doanh, vận hành các kho hàng, sinh viên sẽ được tìm hiểu kỹ về quy trình chọn và xử lý đơn hàng trong kho, thực hành việc sử dụng các thiết bị chuyên dụng, thực hành cách phân loại, đóng gói và bảo quản hàng hóa…

Liên quan đến tầm quan trọng của việc kết nối, phối hợp trong công tác đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp, đối với chuyên ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Giám đốc Công ty phần mềm Đạt Nguyên lại quan tâm đến việc trang bị bổ sung những kỹ năng "mềm" cho sinh viên như làm việc nhóm, khả năng nắm bắt tình hình, cách nhận diện đối mặt với khó khăn, tinh thần trách nhiệm…

Chẳng hạn, để giúp sinh viên hiểu về đạo đức kinh doanh và kinh nghiệm trong xây dựng và quản lý kho, bên cạnh kiến thức được trang bị trong nhà trường, khi đi thực tế tại doanh nghiệp, sinh viên sẽ hiểu rõ hơn về những khó khăn doanh nghiệp đang phải đối mặt, về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong kinh doanh nói chung, kinh doanh dịch vụ Logistics nói riêng, nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng khi thực hiện nhiệm vụ của người xây dựng - quản lý kho hàng..., từ đó mỗi sinh viên sẽ có thêm hành trang để làm việc trong tương lai.

むっつりスケベ文系女子のねっとり追い打ち中出しソープランド 渚みつき javlibrary.pro しゃせいかんり